Vì sao trẻ bị rối loạn giấc ngủ?

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ gây ra triệu chứng: ngủ không yên, trằn trọc, quấy khóc… Rối loạn giấc ngủ còn biểu hiện bằng thời gian ngủ: Trẻ ngủ ít, vào giấc ngủ khó khăn, đi ngủ rất muộn… Mất ngủ khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và chậm lớn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị rối loạn giấc ngủ?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ do những nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ sinh lý

Có 2 dạng giấc ngủ REM – NREM (giấc ngủ NREM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, giấc ngủ REM chiếm 25% tổng số thời gian ngủ), nhưng riêng ở trẻ sơ sinh giấc ngủ REM chiếm tới 50%, đặc điểm của giấc ngủ này là khi trẻ ngủ các cơ quan trong cơ thể lại tăng hoạt động: Tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não tăng chuyển hóa hơn… Chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng dễ dàng đánh thức bé và sự thức dậy ngắn cũng làm bé tỉnh ngủ hoàn toàn.

Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh có những thời điểm khiến trẻ sơ sinh dễ bị khó ngủ, quấy khóc như khi trẻ sắp bò, sắp mọc răng, sắp đi, vận động nhiều quá vào ban ngày hoặc ăn ít quá, ăn no quá…

2. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ bệnh lý

Bệnh lý hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh đang còn trong giai đoạn bú mẹ là bệnh còi xương

Bệnh lý hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh đang còn trong giai đoạn bú mẹ là bệnh còi xương, do trẻ sơ sinh bị thiếu canxi nên dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Vì vậy khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh các bà mẹ nên cho con đi khám bác sĩ xem trẻ sơ sinh có bị còi xương hay không để điều trị kịp thời, vì bệnh còi xương nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại những di chứng cho trẻ sơ sinh sau này như đầu bẹp, trán dô, lồng ngực dô, chân cong vòng kiềng: chữ O, chữ X, thấp chiều cao…

Thiếu một số vi chất dinh dưỡng: đặc biệt thiếu kẽm, magie cũng là nguyên nhân gây chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, kể cả trẻ lớn.

Trẻ sơ sinh đang bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính như: viêm họng, viêm amidan, nhất là viêm VA làm trẻ tịt mũi khó thở cũng gây rối loạn giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh có các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, não bộ… cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Những trẻ bị mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD, đau chướng bụng, đầy hơi, bị chứng tăng động, kích thần thần kinh, rối loạn tập trung… đều có hậu quả là chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và có thể khiến cho những tình trạng rối loạn giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn.

3. Các nguyên nhân khác

Do phòng ngủ của trẻ không đủ không khí vì đóng kín cửa, nhiệt độ phòng ngủ nóng quá hoặc lạnh quá, nơi ngủ quá ồn ào, để đèn quá sáng…, cũng có thể do trẻ ăn không đủ bị đói cũng gây chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh.

Ngủ muộn có thể là một rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do một số trẻ sơ sinh thường chỉ ngủ sâu từ 2 đến 4 giờ sáng và khó thức dậy vào buổi sáng và vì thế mà dậy muộn. Do thiếu ngủ, trẻ sơ sinh sẽ kém hoạt động ở trường, ngủ gật vào ban ngày và mệt mỏi. Để cải thiện rối loạn giấc ngủ này hãy để con bạn hãy để trẻ dậy sớm, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng và cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định.

Do điều kiện vệ sinh kém: tã lót ướt không thay, quần áo không sạch, giường chiếu không sạch làm trẻ viêm da ngứa ngáy, khó chịu không ngủ được dẫn đến rối loạn giấc ngủ .

Giấc ngủ đối với trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng, khi trẻ sơ sinh có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân, cần thiết thì nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể được để cho trẻ sơ sinh có một giấc ngủ ngon, tập thói quen cho trẻ sơ sinh ngủ đúng giờ, có vậy bé mới ăn ngon mau lớn và khỏe mạnh.

Nhiệt độ phòng không phù hợp cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Nhiệt độ phòng không phù hợp cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Cho trẻ sơ sinh ngủ sai cách:

  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày (ngủ quá 5 giờ chiều).
  • Giấc ngủ của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: Võng, nôi điện, thậm chí vào bố mẹ, nếu không có những yếu tố trên trẻ sơ sinh nhất định không ngủ.
  • Chỗ ngủ của trẻ sơ sinh cần ấm cúng, ít gió, yên tĩnh. Nếu trẻ ngủ trong môi trường quá ồn ào, quá nhiều ánh sáng hoặc phải thay đổi chỗ ngủ thường xuyên sẽ tạo cảm giác không an toàn, khó ngủ.

Khi trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về giấc ngủ, bạn cần quan sát tìm nguyên nhân để có cách khắc phục. Mẹ có thể tham khảo giải pháp Soki Tium:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Soki Tium – được viện Y học Ứng dụng bảo trợ chuyên môn

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SOKI TIUM

Công dụng: Giúp ngủ ngon, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Đối tượng sử dụng:

– Trẻ em sức đề kháng kém, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình quấy khóc

– Người lớn suy nhược cơ thể do căng thẳng, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc

– Dùng được cho trẻ < 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú

Cách dùng:

– Trẻ dưới 1 tuổi: Uống 2 gói/ lần, ngày 1 lần.

– Trẻ từ 1 đến 6 tuổi: Uống 3 gói/lần, ngày 1 lần.

– Trẻ trên 6 tuổi và người lớn: Uống 4 gói 1 lần, ngày 1 lần.

– Uống trước khi đi ngủ 30 phút

– Mỗi gói bột sữa pha với 10 ml – 15 nước , nhiệt độ 40oC – 50oC.

– Sử dụng liên tục trong 18 ngày đến 30 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Có thể sử dụng lâu dài, uống 1 đến 2 gói/lần, ngày 1 lần.

Thông tin liên hệ

  • Sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharvina
  • Địa chỉ: Lô CN5, cụm công nghiệp vừa và nhỏ xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, Việt Nam.
  • Website: https://sokitium.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/SOKITIUM.Hmgroup
  • Link đặt hàng online: https://shopee.vn/sokitiumvn?categoryId=100632&itemId=3834674437
  • Hotline: 18009258
  • Đơn vị Phân Phối: Công ty Cổ phần TM Media
  • Địa chỉ: Số 4, ngách 189/155, đường Hoàng Hoa Thám, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Theo vinmec.com

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận