Luyện ngủ cho bé đúng phương pháp “không nước mắt”

Các phương pháp ngủ khác nhau (CIO, PUPD, …) có tác dụng đối với các đối tượng trẻ nhỏ khác nhau. Phụ huynh có thể cần thử nhiều phương pháp để tìm ra cách cho con ngủ dễ dàng nhất. Dưới đây là giới thiệu về phương pháp tập cho bé ngủ mà không để bé khóc, còn được gọi là “không nước mắt”.

 

1. Những tranh cãi về luyện ngủ cho trẻ bằng phương pháp “không nước mắt”

Những người ủng hộ phương pháp luyện ngủ “không nước mắt” cho trẻ tin rằng giờ ngủ là khoảng thời gian làm tăng cơ hội kết nối với trẻ. Nó được thực hiện bằng cách tạo không gian yên tĩnh, ấm cúng và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ăn uống, tinh thần cho trẻ.

Một số chuyên gia phản đối phương pháp luyện ngủ cho trẻ – CIO. Họ cho rằng phương pháp này có thể làm bé có những liên tưởng tiêu cực vào giờ ngủ và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ suốt đời.

Trong khi đó, các chuyên gia ủng hộ phương pháp luyện ngủ cho trẻ – CIO cho rằng việc để trẻ khóc một mình trong thời gian ngắn không gây ảnh hưởng gì cho trẻ vì được bố mẹ theo dõi liên tục, cuối cùng là đứa trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ và vui vẻ hơn. Họ cũng đưa ra ý kiến với phương pháp luyện ngủ “không nước mắt” rằng nó làm trẻ phụ thuộc vào sự an ủi của bố mẹ khi đi ngủ, khiến trẻ khó học cách tự ngủ hơn.

 

2. Lời khuyên từ chuyên gia ủng hộ phương pháp luyện ngủ “không nước mắt”

Một số các chuyên gia nổi tiếng đã đưa ra những chỉ dẫn về phương pháp luyện ngủ “không nước mắt” như sau:

  • Kiên nhẫn khi rèn cho trẻ ngủ theo giờ giấc “không giống ai”.
  • Khuyến khích cho trẻ ngủ chung với bố mẹ nhưng phải đảm bảo an toàn như cho trẻ nằm trong nôi, không có các vật dụng có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ như thú nhồi bông, chăn, … ở xung quanh trẻ.
Bế ru trẻ ngủ tạo cảm giác gần gũi giúp trẻ liên tưởng tích cực về giấc ngủ
  • Thực hiện các hành động tạo cảm giác gần gũi giúp trẻ liên tưởng tích cực về giấc ngủ như cho trẻ bú, vỗ trẻ, bế ru trẻ ngủ. Hoặc chỉ thực hiện hành động đến bên khi trẻ khóc, bế lên rồi đặt xuống. Tùy chỉnh theo nhu cầu của trẻ.
  • Thực hiện các hành động nhằm tạo thói quen ngủ lành mạnh.
  • Tiếp cận dần các khía cạnh của giấc ngủ, tùy chỉnh theo nhu cầu của trẻ.
  • Khuyến khích lưu giữ nhật ký giấc ngủ, nhật ký ngủ trưa và thức đêm của trẻ.

3. Mẹo nhằm tăng hiệu quả của phương pháp luyện ngủ “không nước mắt”

  • Thiết lập một lịch trình ngủ trưa thường xuyên: Một thói quen ngủ phù hợp vào ban ngày giúp điều chỉnh giấc ngủ vào ban đêm.
  • Cho trẻ đi ngủ sớm, chẳng hạn như 6h30 hoặc 7h: Đừng rơi vào bẫy của việc giữ trẻ thức để trẻ mệt hơn. Trái với người lớn, khi trẻ mệt có thể khó đi vào giấc ngủ hơn. Một số chuyên gia cho rằng trẻ sơ sinh đi ngủ sớm hơn thì ngủ lâu hơn.
  • Thực hiện các thay đổi từ từ: Nếu trẻ có lịch ngủ muộn hơn, đừng đột ngột chuyển giờ đi ngủ từ 9h30 sang 7h. Hãy cho trẻ đi ngủ sớm hơn một chút mỗi đêm cho đến khi chọn được thời điểm đi ngủ phù hợp nhất với trẻ.
  • Tạo thói quen trước khi đi ngủ và thực hiện đều đặn: Ví dụ như các hành động tắm, sau đó đọc sách, hát ru, rồi cho trẻ đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.
Trẻ sơ sinh đi ngủ sớm, thời gian ngủ sẽ kéo dài lâu hơn
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái phù hợp với trẻ: Một số trẻ sơ sinh cần không gian yên tĩnh hơn những trẻ khác. Những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc âm thanh của thiên nhiên. Đảm bảo khăn trải giường ấm áp (có thể làm ấm bằng chai nước nóng hoặc miếng đệm sưởi của lò vi sóng). Quần áo trẻ sạch sẽ và rộng rãi. Trẻ nhỏ có thể ngủ ngon hơn khi được quấn tã. Không có trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc phòng quá nóng.
  • Đừng quá nhạy cảm với mọi tiếng ồn mà trẻ tạo ra: Học cách phân biệt tiếng khóc thực sự với tiếng thút thít khi buồn ngủ. Nếu bạn không chắc chắn, hãy đợi một phút ngoài cửa để tránh không làm phiền nếu trẻ thực sự đã ngủ.

 

4. Luyện ngủ cho bé bằng phương pháp “không nước mắt” có hiệu quả không?

Không có một phương pháp luyện ngủ nào có thể đạt hiệu quả với mọi đứa trẻ, thậm chí là với một đứa trẻ mọi lúc. Bạn cần tìm hiểu trẻ và linh hoạt thực hành các giải pháp được cho là phù hợp. Đối với luyện ngủ “không nước mắt”, nhiều người cho rằng về lâu dài, nó sẽ ít gây tổn thương hơn cho trẻ và bố mẹ.

Khi rèn cho trẻ ngủ, bạn có hai sự lựa chọn là thời gian và nước mắt. Luyện ngủ bằng phương pháp “không nước mắt” có thể tốn nhiều thời gian và công sức; trong khi phương pháp CIO khiến bạn phải xót thương khi nghe trẻ khóc liên tục một mình trước khi đi vào giấc ngủ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Trẻ không chỉ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo được giấc ngủ khoa học để phát triển toàn diện.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SOKI TIUM

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Soki Tium – được viện Y học Ứng dụng bảo trợ chuyên môn

Công dụng: Giúp ngủ ngon, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Đối tượng sử dụng:

– Trẻ em sức đề kháng kém, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình quấy khóc

– Người lớn suy nhược cơ thể do căng thẳng, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc

– Dùng được cho trẻ < 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú

Cách dùng:

– Trẻ dưới 1 tuổi: Uống 2 gói/ lần, ngày 1 lần.

– Trẻ từ 1 đến 6 tuổi: Uống 3 gói/lần, ngày 1 lần.

– Trẻ trên 6 tuổi và người lớn: Uống 4 gói 1 lần, ngày 1 lần.

– Uống trước khi đi ngủ 30 phút

– Mỗi gói bột sữa pha với 10 ml – 15 nước , nhiệt độ 40oC – 50oC.

– Sử dụng liên tục trong 18 ngày đến 30 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Có thể sử dụng lâu dài, uống 1 đến 2 gói/lần, ngày 1 lần.

 

Bố mẹ hãy để lại ngay thông tin để các Dược sĩ của Soki Tium tư vấn nhé

Theo vinmec.com

3 2 votes
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận