10 mũi tiêm phòng đầu đời quan trọng cho bé ba mẹ nên lưu ý
Tiêm phòng là cách hiệu quả để giúp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có kháng thể chống lại nhiều bệnh nguy hiểm thường gặp có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển, tính mạng. Cha mẹ cần nắm rõ 10 mũi tiêm phòng đầu đời quan trọng cho bé để tránh bỏ sót hoặc tiêm phòng muộn, khiến trẻ không có kháng thể kháng bệnh cần thiết.
1.Mũi tiêm viêm gan B
Trẻ sơ sinh cần được tiêm viêm gan B ngay 24h sau sinh, tiêm nhắc lại khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào giai đoạn 6 đến 18 tháng tuổi. Loại vắc xin này giúp bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B, là loại virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
2.Mũi tiêm DTaP
Vắc xin ngừa DTaP giúp bảo vệ trẻ chống lại bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh ho gà. Gồm có 5 liều vắc-xin dành cho trẻ tại các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng và 4 đến 6 tuổi. Tiêm nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12 và sau đó cứ mỗi 10 năm thì tiêm nhắc lại.
3.Mũi tiêm MMR
Loại vắc xin này có thể chống lại ba loại virus: sởi, quai bị và rubella hay còn họi là bệnh sởi Đức. Bắt đầu tiêm mũi MMR cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lần nữa trong độ tuổi từ 4 và 6 tuổi.
4.Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là loại bệnh phát ban rất dễ lây ở trẻ do virus thủy đậu gây ra. Trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến bị bệnh zona. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu được tiêm cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào khoảng giữa 4 và 6 tuổi.
5.Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)
Haemophilus cúm B là một loại vi khuẩn gây viêm màng não, bệnh này đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 5 tuổi. Vắc-xin Hib được khuyến khích tiêm cho trẻ trong độ tuổi 2, 4, 6 và từ 12 đến 15 tháng tuổi.
6.Mũi tiêm bệnh bại liệt (IPV)
Bại liệt là bệnh có thể gây tê liệt, thậm chí tử vong cho trẻ. Vắc xin ngừa bệnh bại liệt có thể loại trừ hoàn toàn các loại vi rút gây bệnh này ở trẻ. Trẻ cần được tiêm IPV ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa từ 4 đến 6 tuổi.
7.Bệnh cúm (flu)
Vắc xin phòng bệnh cúm được tiêm cho trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên và tiêm vào mùa thu mỗi năm.
8.Virut Rota (RV)
Thuốc chủng ngừa virus rota (RV) – một loại virut gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ được tiêm cho trẻ em ở 2 và 4 tháng tuổi.
9.Viêm gan A
Viêm gan A là bệnh do virus làm tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da và chán ăn. Trẻ em độ tuổi từ 12 đến 23 tháng thường được tiêm hai liều vắc xin viêm gan A với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là sáu tháng giữa các mũi tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ.
10.Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)
Vắc-xin này có tên thường gọi là Prevnar, giúp chống lại 13 loại vi khuẩn như bệnh viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi, nhiễm trùng tai và thậm chí tử vong. Trẻ phải tiêm tổng cộng 4 mũi vào độ tuổi 2, 4, 6, và 12 đến 15 tháng tuổi để trẻ được bảo vệ chống lại các vi khuẩn phế cầu khuẩn.
Các trường hợp cần cẩn trọng khi tiêm phòng cho trẻ
Trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử, nguy cơ cao dị ứng với thành phần của vắc xin cần được thử nghiệm trước khi tiêm thực sự hoặc theo dõi cẩn thận trong và sau khi tiêm. Điều này giúp giảm nguy cơ dị ứng hoặc phản ứng phản vệ nguy hiểm sau tiêm.
Hãy thông báo cho bác sĩ nếu trẻ có các đặc điểm sau:
- Từng hoặc đang mắc phải bệnh thần kinh nghiêm trọng không nên tiêm các loại vắc xin phòng bại liệt, uốn ván hay ho gà.
- Có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng phản vệ sau tiêm phòng vắc xin.
- Trẻ gặp vấn đề về hệ thống miễn dịch, có thể là suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc do uống thuốc điều trị. Lúc này trẻ không nên tiêm vắc xin chứa virus sống trong vắc xin bại liệt, vắc xin thủy đậu và sởi.
Trẻ bị dị ứng nặng với trứng: Không nên tiêm phòng vắc xin cúm, các loại vắc xin khác vẫn có thể tiêm bình thường.
- Trẻ đang bị sốt hoặc từng bị sốt cao sau khi tiêm phòng vắc xin ho gà.
- Trẻ đang bị bệnh lý như ho, cảm lạnh, cúm, tiêu chảy nên đợi bệnh khỏi hoàn toàn mới tiêm phòng vắc xin.
- Trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại vắc xin và thời gian tiêm phù hợp.
- Trẻ từng mắc bệnh truyền nhiễm trong thời gian gần đây.
Nắm được các mũi tiêm phòng cho bé trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh ghi nhớ và thực hiện tiêm phòng cho trẻ đầy đủ hơn.