Cảnh báo 12 bệnh lý giao mùa thường gặp ở trẻ nhỏ

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và lây lan mạnh mẽ. Trẻ  nhỏ thường có sức đề kháng yếu nên dễ trở thành đối tượng để tác nhân gây bệnh tấn công, gây ra những bệnh lý giao mùa hết sức nguy hiểm. Một số trường hợp bé bị bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nặng. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ khi giao mùa, ba mẹ hãy chú ý quan sát những biểu hiện bất thường ở bé để kịp thời “ứng phó” nhé!

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là có thể gây sốt cao, co giật và nhiều biến chứng nặng nề kéo dài

Dấu hiệu nhận biết: 

– Sốt cao kéo dài, có thể cao tới 40 độ C, đau đầu dữ dội, nổi mẩn, phát ban

– Bệnh tiến triển nặng, trẻ có thể đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, nôn hoặc ói ra máu… Nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Phương pháp điều trị: 

– Bệnh được xếp vào nhóm bệnh giao mùa nguy hiểm, có thể tiến triển nhanh và bùng phát thành dịch

– Bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời ngay khi có các triệu chứng bệnh kể trên

Cách phòng ngừa: 

– Diệt muỗi, lăng quăng và bọ quậy, loại bỏ nơi sinh sản của chúng

– Cho trẻ mặc quần áo dài, nằm ngủ mùng kể cả ban ngày

– Bôi kem xua muỗi để tránh bị muỗi đốt

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một trong những nguyên nhân gây viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết

– Có những nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng. 

– Các triệu chứng nặng như khó thở, nôn trớ, co giật 

– Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi… trường hợp xấu có thể gây tử vong

Phương pháp điều trị: 

Khi có dấu hiệu bệnh, bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời

Cách phòng ngừa: 

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

– Rửa tay bằng xà phòng 

– Theo dõi các triệu chứng bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh lý khá phổ biến khi thời tiết giao mùa

Dấu hiệu nhận biết: 

– Da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, có thể chảy dịch, phù nề,… 

– Một số trẻ có thể ho, sốt, chán ăn và sụt cân

Phương pháp điều trị: 

Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách, hiệu quả

Cách phòng ngừa: 

– Vệ sinh nhà cửa, chăn gối, đồ chơi của trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng 

– Dưỡng ẩm cho trẻ, che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra ngoài

– Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Bệnh sởi

Phát ban, sốt, sổ mũi, ho khan là những dấu hiệu điển hình của bệnh sởi

Dấu hiệu nhận biết:

– Sốt, sổ mũi, ho khan, phát ban, viêm kết mạc… 

– Biến chứng nặng có thể gây khô loét giác mạc mắt, viêm não, viêm tai giữa, viêm phổi…

Phương pháp điều trị: 

– Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, đủ ánh sáng và vệ sinh răng miệng đầy đủ

– Bù nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn của trẻ, lưu ý nên cho trẻ sử dụng đồ ăn dạng lỏng dễ tiêu. 

– Khi các triệu chứng trở nên nặng hơn như khó thở, ho nhiều, nốt ban đã lặn nhưng vẫn sốt cao… bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị can thiệp kịp thời.

Cách phòng ngừa: 

Tiêm ngừa vắc xin đúng lịch và đủ mũi theo phác đồ là biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản nhưng hiệu quả nhất, bảo vệ trẻ, gia đình và cộng đồng

Bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến phù não và gây biến chứng ở hệ

Dấu hiệu nhận biết: 

Sốt cao 39 – 40 độ C hoặc hơn kèm theo các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, nôn, thậm chí rối loạn nhãn cầu, mất nhận thức

Phương pháp điều trị: 

Khi có các triệu chứng bệnh, bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm như phù nề não, cơn co giật và các biến chứng ở hệ hô hấp và tim mạch…

Cách phòng ngừa: 

– Bộ Y tế khuyến cáo bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đủ mũi và đúng lịch

– Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, môi trường xung quanh

Cho trẻ mặc đồ dài, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt truyền bệnh…

Cảm cúm là bệnh lý giao mùa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ

Cảm cúm rất dễ lây lan thành dịch nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết: 

– Trẻ có thể bị sốt, ớn lạnh, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi

– Một số trẻ gặp các triệu chứng khác như đau tai, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Phương pháp điều trị: 

Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp cho trẻ nghỉ ngơi, uống bù nước và bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.

Cách phòng ngừa: 

– Thiết lập thói quen rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, mang khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện… 

– Tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm được xem là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, nên tiêm cho bé và cả gia đình

Hen suyễn

Chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho cơn hen

Dấu hiệu nhận biết: 

Các cơn ho khò khè kéo dài, có thể tái phát nhiều lần. Các cơn ho có chiều hướng tăng vào ban đêm hoặc lúc gần sáng, đặc biệt trẻ có thể ho dữ dội dẫn đến khó thở khi chuyển mùa

Phương pháp điều trị: 

Bố mẹ theo dõi, nhận biết sớm các triệu chứng hen suyễn ở trẻ và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng

Cách phòng ngừa: 

– Tránh để trẻ sống hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đầy khói bụi, thuốc lá

– Bổ sung dinh dưỡng đúng cách, tránh những thực phẩm làm tăng cơn hen đối với những trẻ có tiền sử hen suyễn

– Mặc ấm, giữ ấm cơ thể trẻ và tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ

Bệnh nhiễm trùng hô hấp

Khi phát hiện bé bị nhiễm trùng hô hấp, mẹ bên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thăm khám và xử trí

Dấu hiệu nhận biết: 

– Trẻ có thể sốt cao, ho, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít, tím tái quanh môi, bỏ bú hoặc bỏ ăn… 

– Một số trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như nôn, chướng bụng, đi phân lỏng, khó thở, quấy khóc…

Phương pháp điều trị: 

Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và xử trí kịp thời.

Cách phòng ngừa: 

– Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch

– Tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo giúp trẻ phòng tránh được nhiễm trùng hô hấp cùng các bệnh giao mùa khác

Trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc do 7 sai lầm sau!

Bệnh viêm phổi

Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở trẻ bị viêm phổi

Dấu hiệu nhận biết: 

Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở trẻ bị viêm phổi, tiếp đó là các dấu hiệu như sốt, ho, nghẹt mũi, đau bụng, đau tức ngực, nôn ói…

Phương pháp điều trị: 

Khi bé xuất hiện các triệu chứng bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay để được can thiệp kịp thời.

Cách phòng ngừa: 

– Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, đúng lịch

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ

– Tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh để đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa

Bệnh quai bị

Quai bị có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, vô sinh

Dấu hiệu nhận biết: 

– Trẻ không có bất cứ triệu chứng nào ở giai đoạn ủ bệnh

– Đến giai đoạn khởi phát, trẻ có thể sốt cao 38 – 39 độ C, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, tuyến mang thai to và đau nhức.

– Nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy cấp tính, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não… 

Phương pháp điều trị:

– Tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc dân gian điều trị cho trẻ vì có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong

– Hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng điều trị tốt nhất

Cách phòng ngừa: 

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng 97% người tiêm vắc xin đã phòng được căn bệnh này

Bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết: 

– Triệu chứng đặc trưng của sốt phát ban ở trẻ là sốt cao, có thể lên đến 39 – 39,5 độ C và nổi những nốt đỏ trên da, thậm chí có thể sưng. 

– Một số triệu chứng khác gồm sưng mí mắt, chán ăn, tiêu chảy,…

Phương pháp điều trị: 

Những trường hợp bệnh chuyển nặng, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay để được can thiệp kịp thời.

Cách phòng ngừa:

Tránh xa các nguồn bệnh: cách ly trẻ khi lớp học có trẻ nhiễm bệnh, rửa tay sạch sẽ ngăn ngừa virus và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trẻ khỏe mạnh

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh lý giao mùa thường gặp nếu mẹ không để ý kĩ vấn đề vệ sinh cho con

Dấu hiệu nhận biết: 

– Bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy và ói mửa

– Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng, nguy cơ tử vong cao

Phương pháp điều trị: 

– Trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày

– Trường hợp nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị bù nước, điện giải, thuốc kháng sinh hoặc có phác đồ điều trị khác

Cách phòng ngừa: 

– Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

– Chỉ sử dụng nguồn nước sạch

– Vệ sinh môi trường sống 

– Cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy theo khuyến cáo của WHO

Bộ sản phẩm Soki tốt lành giúp con phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng khỏe mạnh, ngăn chặn các tác nhân gây hại ảnh hưởng đến bé. Con thoải mái vui chơi học hành, không lo bị ốm!
Tìm hiểu thêm Nguyên nhân trẻ khóc đêm bất thường tại đây.

Chuyên gia Soki luôn sẵn sàng hỗ trợ mẹ 24/7

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận